Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Bắc - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

11 BƯỚC SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH TRỒNG LÚA ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP

Đăng lúc: 15:47:31 03/08/2023 (GMT+7)
100%
Print

11 BƯỚC SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH TRỒNG LÚA ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP

Quy trình trồng lúa VietGAP đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đến khâu thu hoạch, cung ứng được quản lý chặt chẽ. Quy trình trồng lúa VietGAP mang tính minh bạch và sự an toàn cho sản phẩm lúa gạo. Với quy trình trồng lúa VietGAP, nhà nông dễ dàng mở rộng thị trường, nâng cao giá trị và chất lượng lúa gạo trong nước. Đồng thời, tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng cũng như thương nhân.

Tiêu chuẩn VietGAP cho lúa là áp dụng quy trình trồng lúa VietGAP. Lúa đạt tiêu chuẩn VietGap phải đảm bảo quy trình trồng lúa an toàn cho nông dân; đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho người tiêu dùng. Đồng thời, bảo vệ môi trường và kết hợp truy xuất nguồn gốc lúa gạo.

1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

► Vùng canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP cần phù hợp với mô hình sản xuất tại địa phương. Vùng sản xuất phải được khảo sát, đánh giá phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật; cũng như các quy định hiện hành về các mối nguy có khả năng gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý.

► Đối với trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện phải có biện pháp khắc phục. Khi lúa đạt trong giới hạn cho phép qua phân tích sản phẩm; vùng sản xuất được chọn.

► Đối với trường hợp các môi nguy ô nhiễm cao, không thể khắc phục; vùng canh tác này không được chọn sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP.

2. Quản lý đất

► Mỗi năm đều phải tiến hành đánh giá đất trồng về các mối nguy gây ô nhiễm. Khi cần thiết, phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá; để kiểm nghiệm sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành.

► Phải tiến hành xử lý các mối nguy tiềm ẩn trong đất trồng khi cần thiết. Nhà nông phải được sự tư vấn từ chuyên gia để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời, nhà nông phải ghi chép và lưu trữ hồ sơ khi triển khai.

► Nông dân nên có các biện pháp chống thoái hóa đất; thực hiện công tác ghi chép và lưu trữ hồ sơ với các hoạt động trong quy trình trồng lúa.

3. Giống lúa

► Giống lúa sử dụng trong quy trình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP phải có nguồn gốc rõ ràng. Giống lúa phải thuộc Danh mục giống cây trồng được cho phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 2

 

► Bà con nhà nông cần ghi chép tên giống, cấp giống; cũng như nơi sản xuất giống lúa, hóa chất đã dùng để xử lý hạt giống.

► Các giống lúa được sử dụng sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP là các giống lúa nguyên chủng và xác nhận.

Xem thêm giống lúa GS55: 

GS55 là giống lúa lai 3 dòng thuộc loài Oryza sativa L. được nông dân Việt Nam lựa chọn sản xuất. GS55 được xác nhận đạt tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT

► Độ thuần ≥ 99,7%

► Độ ẩm ≤ 13,0%

► Độ sạch ≥ 98%

► Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg

► Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80%

► Hạt giống khác ≤ 0,3%

Ngoài ra, Khuyến nông khuyến khích nhà nông gieo trồng giống lúa GS55 cho mùa vụ Đông Xuân cũng như vụ Hè Thu. GS55 thích hợp trồng nhiều chân đất khác nhau; thân lúa cứng cáp, bộ rễ bám đất khỏe, chống đổ ngã tốt. Hơn hết, năng suất gieo trồng GS55 được đánh giá cao; cho hạt lúa to, hạt chắc, dài tròn và bóng mẩy.

4. Phân bón và các chất bổ sung

► Mỗi năm đều cần đánh giá việc sử dụng phân bón về các mối nguy gây ô nhiễm. Nếu xác định phân bón hay các chất bổ sung có nguy cơ gây ô nhiễm; cần áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời. Nhằm hạn chế và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm ruộng lúa. Nhà nông cần ghi chép và lưu trữ hồ sơ.

► Chỉ sử dụng các loại phân bón và các chất bổ sung; khi chúng có trong Danh mục phân bón được cho phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

► Vùng sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao. Bao gồm phân hữu cơ truyền thống chưa qua xử lý; rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa qua chế biến. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ; nhà nông cần phải ghi rõ thời gian, phương pháp và lưu trữ hồ sơ.

► Chọn các loại phân bón giảm thiểu ô nhiễm; ứng dụng các phương pháp sản xuất giảm phân bón; tăng cường sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 3

 

► Cần phải ghi chép và lưu hồ sơ tên, nơi sản xuất, thời điểm, số lượng, tên và địa chỉ người bán khi mua phân bón; thời gian, tên, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón khi sử dụng phân bón.

► Các dụng cụ, địa điểm phối trộn và dự trữ phân bón sau sử dụng cần vệ sinh an toàn; thường xuyên bảo dưỡng. Nơi chứa phân bón, các dụng cụ phối trộn phải độc lập với khu vực bảo quản lúa và nguồn nước tưới.

Xem thêm bộ phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit:

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit là dòng sản phẩm phân bón hữu cơ; chứa đầy đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng phù hợp với nhiều loại cây trồng. DTOGNFit dễ dàng sử dụng trong canh tác. Bà con có thể sử dụng phân bón lót gốc cây; hoặc pha kết hợp để phun lá. Với bộ phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit; nhiều loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau; tính chất đặc trưng khác nhau; có khả năng ứng dụng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Giúp quy trình chăm sóc cây trồng phù hợp theo hướng hữu cơ; giúp cây được bổ sung dinh dưỡng hữu cơ từ những ngày đầu cho đến thu hoạch. Từ đó, góp phần lớn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

5. Nước tưới

► Mỗi năm đều cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm từ nguồn nước tưới. Khi cần thiết, phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá; để kiểm nghiệm sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành. Công tác kiểm tra phải được ghi chép và lưu trữ hồ sơ.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 4

 

► Không sử dụng nước thải công nghiệp; nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc gia cầm; nước phân tươi chưa qua xử lý vào tưới cho sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP.

► Đối với trường hợp nước tại vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn; phải thay thế nguồn nước khác đạt tiêu chuẩn. Nếu có thể áp dụng biện pháp xử lý và nguồn nước đạt yêu cầu mới có thể sử dụng. Nhà nông ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trữ hồ sơ.

6. Hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật

► Đối với sâu bệnh hại lúa, bà con cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại và cây trồng; nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV trong quy trình trồng lúa VietGAP. IPM và ICM là hai chương trình hiệu quả được khuyến khích bà con tìm hiểu và ứng dụng trên lúa.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 5

 

► Trong trường hợp phải sử dụng hóa chất, bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng; nhà nông cần có ý kiến của chuyên gia để sử dụng thuốc hiệu quả.

► Nhà nông phải mua thuốc BVTV từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc BVTV. Khi mua, nhà nông phải ghi chép tên thuốc, thời điểm mua, cơ sở sản xuất, người bán và lưu trữ hồ sơ.

► Hóa chất sử dụng trong quy trình trồng lúa VietGAP phải có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.

► Bà con nông dân lưu ý phải sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì và các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

► Khi sử dụng thuốc BVTV phải ghi chép tên dịch hại, tên thuốc, thời điểm sử dụng, liều lượng sử dụng; dụng cụ phun, phương pháp phun, người phun và lưu trữ hồ sơ.

Bảo quản thuốc BVTV và dụng cụ

► Sau khi dùng thuốc, bà con phải vệ sinh các dụng cụ; kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

► Hóa chất tồn tư và nước rửa dụng cụ phun cần được xử lý theo quy trình; tránh đổ trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm.

► Cần có khu vực chứa thuốc BVTV cách ly với khu vực sản xuất, nơi chứa sản phẩm. Khu vực chứa thuốc BVTV phải thoáng, an toàn và khóa kỹ. Đặc biệt lưu ý không để thuốc BVTV dạng lỏng bên trên các thuốc dạng bột; có thể dẫn đến rò rỉ thuốc, ảnh hưởng hiệu lực thuốc.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 6

 

► Phải giữ thuốc BVTV trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng; phải ghi chú rõ tên thuốc, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng nếu đổi nơi chưa khác.

► Phải ghi rõ các thuốc BVTV đã hết hạn sử dụng để theo dõi; không lưu trữ chung với các thuốc khác và xử lý theo quy định nhà nước.

► Các nhiên liệu, xăng dầu và hóa chất khác phải được bảo quản riêng khu vực; để đảm bảo an toàn và hạn chế ô nhiễm trên lúa và môi trường xung quanh.

Lưu ý

► Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa thuốc BVTV. Cần thu gom vỏ bao bì để cất giữ nơi an toàn; xử lý đúng quy định nhà nước về an toàn khi dùng hóa chất.

► Khi cần thiết, cần phải kiểm tra dư lượng hóa chất trong lúa để theo dõi và điều chỉnh. Công tác lấy mẫu do người được đào tạo thực hiện; mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm được công nhận và lưu trữ kết quả kiểm tra trong hồ sơ quy trình trồng lúa VietGAP.

7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

7.1. Thu hoạch, thiết bị, vật tư thu hoạch và đồ chứa

► Khi thu hoạch lúa, cần phải đúng thời gian cách ly với thời điểm bón phân, phun thuốc lên lúa.

► Các thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Các vật tư dùng trong thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ; tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 7

 

► Bao bì chứa lúa sau thu hoạch phải được cất giữ riêng biệt với kho chứa hóa chất, phân bón, chất phụ gia. Nhà nông cần có biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.Bao bì chứa phế thải, thuốc BVTV, phân bón không dùng để đựng lúa.

7.2. Kho chứa, đóng bao, bảo quản lúa

► Kho chứa, đóng bao và bảo quản lúa phải cách ly với kho chứa xăng dầu, máy móc nông nghiệp; để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm sản phẩm.

 

Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP nâng cao an toàn, chất lượng lúa gạo 2

 

► Kho chứa phải có hệ thống thoát nước và các biện pháp ngăn ngừa xâm nhập của sinh vật hại lúa; nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm sản phẩm trong khu vực bảo quản lúa.

► Khi tiến hành công tác khử trùng, phòng trừ các đối tượng dịch hại trong kho chứa; phải tiến hành theo quy trình an toàn, cách ly theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.

7.3. Vận chuyển

► Phương tiện vận chuyển sản phẩm phải được làm sạch trước khi sử dụng.

► Lưu ý, nhà nông không vận chuyển lúa chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.

8. Người lao động

8.1. An toàn lao động

► Người trực tiếp quản lý, sử dụng hóa chất trong quy trình trồng lúa phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng và kỹ năng ghi chép.

► Tổ chức và cá nhân sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu cơ bản; cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết. Đưa người lao động nhiễm hóa chất đến bệnh viện gần nhất sau khi sơ cứu.

► Người lao động được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất trong quy trình trồng lúa phải được trang bị quần áo bảo hộ. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch vè để cách ly với thuốc BVTV.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 8

 

► Cần cắm biển báo vùng sản xuất vừa mới phun thuốc BVTV để tránh tiếp xúc.

► Phải có hướng dẫn thao tác sử dụng máy móc thiết bị trong quá trình trồng lúa, chăm sóc lúa; đảm bảo an toàn tránh rủi ro khi vận hành thiết bị cho người lao động.

► Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị, công cụ; nhằm hạn chế rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng trong quy trình trồng lúa.

8.2. Vệ sinh cá nhân

► Cần có nội quy vệ sinh cá nhân sau khi sử dụng phân bón, thuốc BVTV và phổ biến cho người lao động.

► Người lao động phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân theo quy định.

► Phải có nhà vệ sinh sạch sẽ và các chất thải phải được xử lý đúng quy trình; hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

8.3. Đào tạo

Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về các nguy cơ liên quan sức khỏe và an toàn lao động; phải được tập huấn về các lĩnh vực sau:

► Phương pháp sử dụng hóa chất, thuốc BVTV; biện pháp sử dụng hóa chất an toàn trong quy trình trồng lúa, chăm sóc lúa.

► Phương pháp sử dụng các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ ứng dụng cho quy trình trồng lúa.

► Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động, ngộ độc thuốc BVTV.

► Các nội quy vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc hóa chất.

► Các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).

► Quy trình trồng lúa theo VietGAP.

9. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

► Tổ chức và cá nhân sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP phải ghi chép nhật ký sản xuất và lưu hồ sơ; về vùng sản xuất, đất, giống, phân bón, nước tưới, thuốc BVTV; về vị trí và mã số của lô sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các thông tin khác theo quy định của VietGAP.

► Hồ sơ lưu trữ phải được thiết lập cho từng khâu của quy trình trồng lúa theo VietGAP; để dễ dàng kiểm tra, đánh giá và truy xuất.

 

11 Bước sản xuất theo quy trình trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP 9

 

► Hồ sơ lưu trữ phải được lưu ít nhất hai năm hoặc lâu hơn; nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý tại hộ nông dân hoặc nhóm, tổ, hợp tác xã, đơn vị sản xuất.

► Lúa thương phẩm sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP phải được ghi rõ vị trí sản xuất và mã số theo từng lô sản phẩm. Vị trí và mã số của lô sản phẩm phải được lập hồ sơ và lưu trữ thông tin.

► Tổ chức và cá nhân thực hiện quy trình trồng lúa theo VietGAP phải kiểm tra nội bộ xem việc ghi chép và lưu hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa, cần có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.

► Bao bì chứa sản phẩm khi xuất hàng phải có nhãn mác; để giúp việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng.

► Khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian xuất, khối lượng, địa chỉ nơi xuất; nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.

► Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm; phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu thụ. Xác định nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm; ghi chép lại nguy cơ, giải pháp xử lý và lưu trữ hồ sơ.

10. Kiểm tra nội bộ

► Tổ chức và cá nhân thực hiện quy trình trồng lúa theo VietGAP; phải tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất một lần trong mỗi vụ sản xuất.

► Việc kiểm tra phải được thực hiện theo Bảng chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp đánh giá. Báo cáo kết quả kiểm tra có chữ ký của kiểm tra viên và người đại diện của tổ chức, cá nhân sản xuất lúa.

► Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ cũng như của cơ quan có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết; thực hiện theo quy định của pháp luật; lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.

Nguồn Internet

 

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129310

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289