Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Bắc - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo một số thủ đoạn của loại tội phạm công nghệ cao hiện nay!

Đăng lúc: 14:38:49 07/12/2022 (GMT+7)
100%
Print

Cảnh báo một số thủ đoạn của loại tội phạm công nghệ cao hiện nay!

Thời gian qua, tình hình tội phạm công nghệ cao xảy ra trên địa bàn xã ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới ngày càng tinh vi. Đặc biệt các đối tượng lợi dụng việc người dân thường sử dụng mạng xã hội và thực hiện các giao dịch qua mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho nhân dân và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Cùng với việc các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông như ứng dụng zalo, messeger facebook,... thì việc giả danh các cơ quan chức năng như Bưu điện, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án cũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, bằng nhiều kịch bản khác nhau, các đối tượng sử dụng dịch vụ VoIP giả danh các số điện thoại tổng đài và cơ quan chức năng để gọi cho nạn nhân thông báo có liên quan đến vụ án ma túy, rửa tiền, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định để cơ quan chức năng kiểm tra sau đó chiếm đoạt tài sản đang ngày càng gia tăng và phức tạp, gây hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Từ vấn đề thực tiễn tội phạm này, Công an xã hà Bắc thông báo một số thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm công nghệ cao để Nhân dân chủ động phòng ngừa, phối hợp với lực lượng Công an đấu tranh với loại tội phạm này. Sau đây là một số dạng tội phạm cụ thể:

  1. Giả danh cơ quan thực thi pháp luật: Sử dụng các đầu số như 0840, 0882,… tự xưng là cán bộ Viện Kiểm sát, Cơ quan Công an thông báo vi phạm yêu cầu nạn nhân gửi tiền đóng phạt vào số Tài khoản ngân hàng chúng cung cấp.
  2. “Bẩy tình” trên mạng xã hội: Lợi dụng lòng tin của một số phụ nữ, đặc biệt hướng tới phụ nữ độc thân, thiếu thốn tình cảm, cả tin... để kết bạn qua Facebook, Zalo, giới thiệu mình ở nước ngoài có chức danh, địa vị hoặc có điều kiện kinh tế. Sau khi làm quen, tạo được niềm tin nhất định, đối tượng lừa đảo nói muốn tặng quà hoặc gửi tiền tặng cho các chị, các gói quà trị giá rất lớn. Sau đó, đóng giả làm nhân viên các công ty giao hàng, nhân viên sân bay, hải quan, thông báo cho nạn nhân muốn nhận quả, tiền phải mất các loại phí, thuế: Phí vận chuyển, phí sân bay, phí để làm thủ tục nhận tiền, nhận hàng, thuế Hải quan, tiền phạt,... yêu cầu bị hại thực hiện làm nhiều lần, gửi tiền vào tài khoản của các đối tượng cung cấp.
  3. Thủ đoạn chuyển tiền làm từ thiện: Giả làm người nước ngoài muốn gửi tiền về Việt Nam làm từ thiện, thông báo cho nạn nhân hưởng 30 – 40% hoa hồng; sau đó, giả làm nhân viên hải quan bắt nạn nhân đóng phí cho chúng.
  4. Lừa đảo mua bán hàng trực tuyến: Gửi link thanh toán trực tuyến giả mạo để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân; yêu cầu chuyển khoản tiền cọc trước, sau đó chiếm đoạt tiền cọc của nạn nhân.
  5. Giả làm nhân viên Ngân hàng nâng cấp APP: Chủ động gọi điện thoại cho nạn nhân, tự xưng là nhân viên Ngân hàng hướng dẫn nâng cấp phần mềm ứng dụng ngân hàng, các điều khoản được hưởng… để chiếm đoạt tiền trong tài khoản Ngân hàng của nạn nhân.
  6. Lừa đảo qua hình thức trúng thưởng: Giả danh nhân viên Ngân hàng, Công ty tài chính gọi điện cho nạn nhân thông báo trúng thưởng (xe SH, sổ tiết kiệm, tiền…) yêu cầu đóng phí, thuế để nhận thưởng, sau đó chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
  7. Hack Facebook, Zalo lừa đảo mượn tiền: Chiếm tài khoản Facebook, Zalo, sau đó nhắn tin cho bạn bè, người thân của nạn nhân để hỏi vay mượn tiền. Số tài khoản cung cấp luôn là số tài khoản không chính chủ.
  8. Lừa đảo tìm người làm việc tại nhà: Công việc chủ yếu là lắp ráp bút bi, dán tem son, xâu vòng… muốn nhận sản phẩm về làm phải đặt cọc, sau khi nhận cọc của nạn nhân thì biến mất.
  9. Mạo danh công ty tài chính: Chủ động liên hệ nạn nhân hứa hẹn cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Yêu cầu đóng phí vay, sau đó biến mất với số tiền phí trên.
  10. Mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội: Thông báo nạn nhân đang nợ tiền hoặc trục lợi quỹ BHXH; yêu cầu đóng phí, nếu không họ sẽ báo Cơ quan Công an, khi đó nạn nhân lo sợ và đóng tiền vào tài khoản ngân hàng chúng cung cấp, chúng sẽ biến mất cùng số tiền trên.
  11. Giả vờ chuyển tiền nhầm để ép vay: Giả vờ chuyển nhầm tiền vào Tài khoản ngân hàng của nạn nhân và yêu cầu nạn nhân trả vào số tài khoản ngân hàng khác của chúng, sau một thời gian chủ Tài khoản quay lại yêu cầu nạn nhân đóng lãi, nếu không sẽ kiện ra tòa và quấy rối.
  12. Lừa đảo nâng cấp Sim 4G để chiếm đoạt tài sản: Giả làm nhân viên nhà mạng hướng dẫn nâng cấp sim, nếu làm theo sẽ mất quyền sở hữu Số điện thoại và các tài khoản ngân hàng gắn với Số điện thoại đó.
  13. Lập sàn giao dịch tiền ảo để chiếm đoạt tài sản: Quảng cáo hấp dẫn về lợi nhuận để thu hút người chơi, khi người chơi nạp vào số tiền lớn vào sàn thì sàn sập, không rút được tiền.
  14. Lừa đảo “cho số đánh đề”: Để nhận được số thì người chơi phải đóng phí, nếu không trúng thì mất phí. Nếu trúng phải chia hoa hồng cho các đối tượng.
  15. Làm nhiệm vụ qua ứng dụng lạ: Yêu cầu đồng tiền làm nhiệm vụ, 1-2 lần đầu sẽ được hoàn tiền. Đến nhiệm vụ có số tiền lớn hơn sẽ bị lỗi, đóng tiền tiếp/không đóng đều mất tiền.
  16. Tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà: Giật đơn hàng Shopee, TIKI... chốt đơn hàng ảo nhận hoa hồng, chỉ nhận được 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ lỗi, không nhận được tiền.
  17. Giả danh CB viễn thông, cục văn thư: Thông báo nạn nhân nợ cước hoặc tín dụng, sau đó chuyển sang bên xưng là Công an yêu cầu nạn nhân đóng tiền cho chúng để phục vụ điều tra.
  18. Giả danh cán bộ xử phạt giao thông: Thông báo cho nạn nhân có biên lai nộp phạt sắp hết hạn, nạn nhân có liên quan đến đường dây ma túy, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, thông tin ngân hàng, sau đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
  19. Giả mạo lãnh đạo tỉnh, sở, ban ngành: Lập các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo…) sử dụng hình ảnh, uy tín của lãnh đạo nhắn tin cấp dưới để vay mượn tiền.
  20. Gọi điện quấy rối, khủng bố đòi nợ: Các đối tượng tự xưng là nhân viên công ty tài chính nhắn tin, gọi điện khủng bố, quấy rối, đòi nợ cả người vay và cả bạn bè, người thân của người vay hòng trục lợi cá nhân.
 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129310

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289