Điều 55, Luật ATTP năm 2010 quy định về thu hồi và xử lý đối với thực phâm không bảo đảm an toàn, như sau:
Điều 55, Luật ATTP năm 2010 quy định về thu hồi và xử lý đối với thực phâm không bảo đảm an toàn, như sau:
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
b) Chuyển mục đích sử dụng;
c) Tái xuất;
d) Tiêu hủy.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
d) Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý./.
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VIỆC THỰC HIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATTP ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
- THÔNG BÁO Công khai, công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về vệ sinh toàn toàn thực phẩm
- Điều 55, Luật ATTP năm 2010 quy định về thu hồi và xử lý đối với thực phâm không bảo đảm an toàn, như sau:
- BÀI TUYÊN TRUYỀN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT TRUNG THU năm 2023
- Hướng dẫn xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm Nông lâm thủy sản thuộc trách nhiệm quản lý của UBND xã
- 11 BƯỚC SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH TRỒNG LÚA ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP
- Tiêu chuẩn VietGap Để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao trình độ cho nông dân về trồng rau an toàn, bài viết này sẽ giới thiệu cách trồng và chăm sóc rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP.
- THÔNG BÁO Đảm bảo ATTP trong đợt tổ chức Trại hè trên địa bàn xã Hà Bắc năm 2023
- Hội Phụ nữ xã Hà Bắc tổ chức tuyên truyền lưu động và phát tờ rơi an toàn thực phẩm năm 2023.
- Đoàn Thanh niên Xã Hà Bắc tuyên truyền lưu động và phát tờ rơi bảo đảm ATTP năm 2023
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289