Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Bắc - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

PHÒNG CHỐNG BỆNH truyền qua THỰC PHẨM do KÝ sinh TRÙNG

Đăng lúc: 08:26:09 09/06/2023 (GMT+7)
100%
Print

PHÒNG CHỐNG BỆNH truyền qua THỰC PHẨM do KÝ sinh TRÙNG

Bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng, là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán ăn uống như: ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ...

Các loại ký sinh trùng đi vào cơ thể qua thức ăn, bị Ô nhiễm sẽ chiếm sinh chất  của cơ thể người, và đây chính là nguyên nhân gây nên các hội chứng rối loạn tiêu hóa,đồ Hội chứng thiếu máu, hội chứng viêm da dày, ruột, viêm tiểu - đại tràng.

Có các loại ký sinh trùng phổ biến gây bệnh  truyền qua thực phẩm cho người như sau: a míp ly. giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá. Các ký sinh trùng nhiễm vào thực phẩm, nước uống được đưa vào cơ thể đã phát triển nhân lên, gây bệnh cho người. Bệnh lý xuất hiện do ký sinh trùng ký sinh chiến chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc ký sinh lạc chỗ gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể; các chất chuyển hóa của ký sinh trùng làm rối loạn chức năng, tổn thương cơ quan trong cơ thể.

 Tất cả những ký sinh trùng đều có khả năng trong đường tiêu hóa của người bệnh, ở dạng ký sinh trùng trưởng thành, trắng hoặc ấu trùng và lây bệnh cho người khác sau khi nhiễm phải chúng (trúng hoặc ấu trùng) qua đường tiêu hóa.

Những người chế biến thức ăn thường không biết, chính mình làm ô nhiễm thực phẩm, do vậy ký sinh trùng vẫn tiếp tục được thải ra môi trường làm ô nhiệm thực phẩm. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh truyền qua đường thực phẩm.

 Nguyên tắc, biện pháp phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng:

 Ký sinh trùng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng. Ký sinh trùng sẽ bị giết chết khi đun ở nhiệt độ trên 70°C.

Bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng có thuốc điều trị đặc hiệu, có thể phòng chống hiệu quả. Để phòng chống bệnh dịch cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân,vệ sinh  bàn tay; quản lý phân tốt, không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông, diệt ruồi, nhặng, gián là Những côn trùng reo rắc mầm bệnh.

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm ký sinh trùng.

- Thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn, hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.

-  Giáo dục, tuyên truyền cộng đồng thường xuyên  để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành an toàn thực phẩm có tới ngộ độc thực phẩm. Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Điều tra kịp thời ca bệnh, vụ ngộ độc thực phẩm phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên ký sinh trùng để có hướng xử trí, đúng đắn người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm, vệ sinh thú y, Cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, Cơ sở kinh doanh thức ăn đường Phố ở mọi cấp độ, mọi thời gian và mọi địa bàn.

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129310

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289