Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Bắc - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

Bài tuyên truyền về tiêm phòng vắc xin phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Đăng lúc: 16:52:15 27/08/2020 (GMT+7)
100%
Print

Bài tuyên truyền về tiêm phòng vắc xin phòng dịch bệnh cho

đàn gia súc, gia cầm.

 

Không chỉ lo ứng phó với dịch Covid -19, hiện nay cũng đang phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm - loại bệnh nguy hiểm không chỉ lây lan trong gia súc, gia cầm mà còn có nguy cơ lây sang người và các loại động vật khác. Do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn châu phi…

Hiện nay, diễn biến thời tiết còn phức tạp nắng mưa thất thường, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi. Trong thời gian tới, thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho phát sinh, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, UBND xã Hà Bắc đã triển khai kế hoạch số 35/KH- UBND ngày 27/8/2020 về tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2020; Từ ngày 9/9/2020 đến ngày 20/9/2020 trên địa bàn xã.

Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông, vậy sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại, nhiệt thán…

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết và bị tiêu hủy do dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng; Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm; Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y.

Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi

không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.

Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của các thôn để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm phục vụ tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.

 

          CC VHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyên truyền về phòng bệnh cúm gia cầm

 

Không chỉ lo ứng phó với dịch Covid -19, mà hiện nay cũng đang phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm - loại bệnh nguy hiểm không chỉ lây lan trong gia cầm mà còn có nguy cơ lây sang người và các loại động vật khác.

Bệnh Cúm gia cầm (Avian Influenza) là một bệnh truyền nhiễm ở loài chim (bao gồm cả gia cầm và chim hoang dã) và động vật có vú (bao gồm cả người); gây ra do vi rút cúm típ A thuộc họ Orthomyxoviridae. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng vi rút gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là H5N1 và H5N6. Trong chăn nuôi, gà thường bị mắc bệnh rất nặng, vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Một số chủng vi rút cúm gia cầm không gây bệnh cho gia cầm nhưng có thể lây truyền bệnh cho người và gây tử vong ở người với tỷ lệ cao (vi rút cúm A/H7N9).

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm đối với nhiều loại gia cầm như: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút, các loài chim cảnh và chim hoang dã nhất là vịt trời, ngỗng trời và đặc biệt các loài thủy cầm nuôi (vịt, ngan, ngỗng); bệnh có khả năng lây lan sang người và gây tử vong. 

Gia cầm khi mắc bệnh thường có biểu hiện chính như: giảm ăn, sốt cao, ho, thở mạnh, khó thở, chảy nước mắt, chảy nước dãi ở mỏ, phù đầu và mặt, xuất huyết ở vùng da không có lông đặc biệt ở chân, da tím tái, lông xù, đứng tụm một chỗ, khát nước, bỏ ăn và chết nhanh. Có con có biểu hiện về thần kinh như đi lại không bình thường, loạng choạng, run rẩy, mệt mỏi.

Do đó, nguy cơ dịch bệnh Cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao. Để chủ động phòng chống dịch Cúm gia cầm, đề nghị mỗi người dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

1. Thực hiện đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như:

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia cầm gồm: vắc xin cúm gia cầm (H5N1); Niu cat xơn cho gà; dịch tả cho vịt, ngan; vắc xin tụ huyết trùng gia cầm.

- Định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh bằng hóa chất và vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh; Vôi bột được sử dụng rắc xung quanh chuồng nuôi và các lối đi lại trong khu vực chăn nuôi;

- Nhập nuôi đàn gia cầm khỏe mạnh, rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch; Thực hiện nuôi cách ly trước khi nhập đàn; Quản lý chặt chẽ đàn gia cầm, hạn chế cho người vào thăm chuồng trại; Khi vào chuồng trại phải vệ sinh khử trùng tiêu độc và mang bảo hộ;

- Sử dụng thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, được vệ sinh sạch sẽ và đủ số lượng cho gia cầm ăn;

- Nuôi đúng mật độ, chuồng nuôi gia cầm phải cao ráo, không bị gió lùa; đảm bảo ấm về mùa đông và mát về mùa hè; ....

2. Thực hiện tốt 05 không trong phòng chống dịch:

-  Không nuôi thả rông gia cầm;

-  Không mua, bán gia cầm bị bệnh;

-  Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc;

-  Không giấu dịch;

-  Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

3. Thực hiện tốt các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ động vật sang người như: Không ăn tiết canh gia cầm, gia súc hoặc động vật hoang dại, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đưa tay lên vùng mặt.

Khi xuất hiện có gia cầm ốm, chết trong đàn, cần báo ngay cho Cán bộ thú y xã hoặc chính quyền địa phương để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.

 

CC VHXH

 

 

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129310

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289