Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Bắc - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

KẾ HOẠCH Kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Hà Bắc năm 2020

Đăng lúc: 15:39:18 05/05/2020 (GMT+7)
100%
Print

KẾ HOẠCH Kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Hà Bắc năm 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN

                   XÃ HÀ BẮC

Số:/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 


Hà Bắc, ngày tháng 01 năm 2020

KẾ HOẠCH

Kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Hà Bắc năm 2020

 


Thực hiện Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 20/11/2018 của Chủ tich UBND tỉnh về việc thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2019; Kế hoạch số 10/KH-BCĐ ngày 14/01/2019 của BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Hà Trung; Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của xã Hà Bắc, UBND xã ban hành kế hoạch kiểm tra liên ngành công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn xã năm 2020 với nội dung như sau:

  I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

  1. Mục đích:

- Đánh giá công tác chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về an toàn thực phẩm theo quy định.

- Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về VSATTP, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, các giải pháp xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về VSATTP của UBND  xã  và các tổ chức cá nhân có liên quan.

- Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP; hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Yêu cầu:

- Công tác kiểm tra phải thực hiện khách quan, nghiêm túc, tiết kiệm, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở được kiểm tra.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, tránh chồng chéo, bỏ sót đối tượng; kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo VSATTP; các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định hiện hành của pháp luật.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Kiểm tra về ATTP tại các cơ sở thực phẩm, trong dịp tết Nguyên đán, tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu.

a. Kiểm tra đợt trước trong và sau tết Nguyên đán Canh Tý.

- Đối tượng kiểm tra: 19 cơ sở, trong đó:

+ 12/12 cơ sở thuộc ngành y tế .

+ 7/7 cơ sở giết mổ

(có danh sách cơ sở được kiểm tra đính kèm)

b. Kiểm tra trong Tháng hành động an toàn thực phẩm.

- Đối tượng kiểm tra: 19 cơ sở, trong đó:

+ 12/12 cơ sở thuộc ngành y tế .

+ 7/7 cơ sở giết mổ

+ 21/21 cơ sở thuộc ngành công thương.

+ 62/62 cơ sở thuộc ngành nông nghiệp.

(có danh sách cơ sở được kiểm tra đính kèm)

c. Kiểm tra trong Tết trung thu.

- Đối tượng kiểm tra: 06 cơ sở thuộc ngành nông nghiệp quản lý, trong đó:

+ 12/12 cơ sở thuộc ngành y tế .

+ 21/21 cơ sở thuộc ngành công thương.

+ 62/62 cơ sở thuộc ngành nông nghiệp.

 (có danh sách cơ sở được kiểm tra đính kèm)

2. Nội dung kiểm tra

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

- Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

- Giấy xác nhận sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Hồ sơ tự công bố, hồ sơ tiếp nhận công bố chất lượng sản phẩm, chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy đối với những sản phẩm thực phẩm.

- Nhãn sản phẩm thực phẩm.

- Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo.

- Hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm và phiếu kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm thực phẩm.

- Điều kiện bảo đảm ATTP về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

- Quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.

- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

- Nguồn nước dùng để sản xuất thực phẩm.

- Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

- Các nội dung khác có liên quan.

b) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố:

- Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

- Giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống.

- Điều kiện bảo đảm ATTP về trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

- Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Hồ sơ kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn.

- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

- Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm.

- Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

- Các nội dung khác có liên quan.

3. Tổ chức thực hiện

a. Thành lập đoàn kiểm tra.

Đoàn kiểm tra VSATTP của xã Hà Bắc thực hiện phối hợp cùng các Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm các thôn, các bộ phận có liên quan.

b. Phương pháp và quy trình kiểm tra

- Nghe đại diện cơ sở báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP

- Đoàn thu thập hồ sơ tài liệu có liên quan.

- Kiểm tra các điều kiện ATTP

- Lập biên bản kiểm tra, hồ sơ xử phạt hành chính (nếu có).

4. Kiểm tra đột xuất

Kiểm tra đột xuất trong các điều kiện sau:

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng về ATTP do tổ chức, công dân phản ánh tại cơ sở thực phẩm trên địa bàn phường.

+ Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc của cơ quan cấp trên.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Kinh phí thực hiện kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã năm 2020 được trích từ nguồn kinh phí chương trình An toàn thực phẩm xã.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP

1. Trách nhiệm của Ban Nông nghiệp.

  - Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

  - Chủ trì Đoàn kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND xã, Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban chỉ đạo xã giao.

  - Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra; tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND xã xử lý đối với các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý ATTP trên dịa bàn, đề xuất chuyển cho cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định về ATTP.

2. Trạm Y tế.

  Trưởng trạm Y tế phối hợp với Nông nghiệp, trưởng Công an xã trực tiếp tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo sự chỉ đạo của UBND xã.

  3. Bộ phận văn hóa – xã hội.

- Tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đơn vị để đăng tin, bài về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP; tuyên truyền các mô hình, điển hình, cách làm hay, sáng tạo trong công tác bảo đảm ATTP; công bố rộng rãi, kịp thời các vụ việc, hành vi vi phạm về ATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm thực phẩm không an toàn.

- Đài truyền thanh xã tăng cường thời lượng phát sóng các chuyên đề về ATTP ít nhất 2 lần/tuần và duy trì xuyên suốt trong cả năm.

- Tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm trong các đợt cao điểm (Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, tháng hành động vì an toàn thực phẩm, tết trung thu).

Bộ phận văn hóa tham làm các băng zôn tren trên các tuyến đường; phối hợp tuyên truyền về công tác đảm bảo an toan thực phẩm trong các đợt cao điểm của năm.

4. Trách nhiệm của cơ sở được kiểm tra

Có trách nhiệm bố trí người có đủ thẩm quyền, đại diện cho cơ sở làm việc với đoàn kiểm tra, cung cấp đầy đủ số liệu, thông tin hồ sơ tài liệu, theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.

5. Trách nhiệm của các Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm

Căn cứ kế hoạch này chuẩn bị các nội dung có liên quan phục vụ cho đoàn kiểm tra, chuẩn bị hồ sơ tài liệu có liên quan, báo cáo bằng văn bản, triệu tập đúng, đủ thành phần làm việc cùng đoàn.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2020; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện (b/c);

- BCĐ, BNN,TGS (t/h);

- Lưu VP.

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Vũ Văn Được 

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129310

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289