Cha mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi uống vắc-xin Rota?
Đăng lúc: 15:08:07 02/04/2025 (GMT+7)
Bộ Y tế
Cha mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi uống vắc-xin Rota?
Để đảm bảo vắc-xin phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng.
Việc đưa trẻ đi uống vắc-xin Rota là biện pháp hữu hiệu nhất giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota. Tuy nhiên, để đảm bảo vắc-xin phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng.
Những lưu ý sau sẽ giúp trẻ tiêm chủng an toàn:
Trước khi cho trẻ uống vắc xin
Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào, cha mẹ, người chăm sóc trẻ hãy trao đổi cùng với cán bộ y tế tiêm chủng. Cán bộ y tế sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vắc-xin và giải đáp mọi thắc mắc của bố mẹ.Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần cung cấp thông tin cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng (mang theo sổ/phiếu tiêm chủng nếu có), phản ứng sau tiêm chủng của lần uống vắc xin trước để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho trẻ.Không cho trẻ bú sữa quá no trước khi uống vắc xin 30 phút để tránh bị nôn trớ.
Trong khi cho trẻ uống vắc xin
Cha mẹ, người chăm sóc bế trẻ ở trong lòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Sau khi trẻ uống vắc xin
Theo dõi trẻ 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ.Không nên cho trẻ bú sữa ngay trong 30 phút đầu sau khi uống vắc xin.Thông thường, phản ứng phụ của vắc-xin Rota là nhẹ và tự mất đi trong vòng 1-2 ngày.Phản ứng nặng sau uống vắc-xin Rota rất hiếm gặp, tuy nhiên cần theo dõi trẻ để phát hiện sớm các phản ứng nặng sau tiêm chủng.Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, phát ban, tím tái, khó thở hoặc các dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột (trẻ ưỡn người, khóc thét từng cơn, nôn kéo dài, phân có máu, chướng bụng) CẦN ĐƯA NGAY TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT để kịp thời xử trí.
Bên cạnh đó, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần lắng nghe và ghi nhớ các hướng dẫn từ cán bộ y tế về cách chăm sóc trẻ tại nhà sau khi uống vắc-xin. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vắc-xin Rota hoặc lịch uống, hãy hỏi rõ ngay tại cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.
KHÔNG cho trẻ uống vắc-xin Rota trong các trường hợp sau (Để biết rõ việc này, cha mẹ/người chăm sóc trẻ cần trao đổi và cung cấp thông tin đầy đủ cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng):
Trẻ có phản ứng quá mẫn sau khi uống liều vắc xin đầu tiên hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.Trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.Trẻ có tiền sử lồng ruột.Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch nặng.
HOÃN uống vắc-xin Rota: nếu trẻ đang bị sốt ≥38ºC, đang mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng.
Việc đưa trẻ đi uống vắc-xin Rota đúng cách và đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiêu chảy cấp. Hãy chuẩn bị thật chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn từ cán bộ y tế để trẻ nhận được lá chắn bảo vệ toàn diện từ vắc-xin Rota.
Một số lưu ý quan trọng khác cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần nhớ:
KHÔNG cho trẻ uống vắc-xin Rota trong các trường hợp sau (Để biết rõ việc này, cha mẹ/người chăm sóc trẻ cần trao đổi và cung cấp thông tin đầy đủ cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng):
KHÔNG cho trẻ uống vắc-xin Rota trong các trường hợp sau (Để biết rõ việc này, cha mẹ/người chăm sóc trẻ cần trao đổi và cung cấp thông tin đầy đủ cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng):
Trẻ có phản ứng quá mẫn sau khi uống liều vắc xin đầu tiên hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.Trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.Trẻ có tiền sử lồng ruột.Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch nặng.
HOÃN uống vắc-xin Rota: nếu trẻ đang bị sốt ≥38ºC, đang mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng.
Việc đưa trẻ đi uống vắc-xin Rota đúng cách và đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiêu chảy cấp. Hãy chuẩn bị thật chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn từ cán bộ y tế để trẻ nhận được lá chắn bảo vệ toàn diện từ vắc-xin Rota.
Tin khác
- Sởi ủ bệnh như thế nào?
- Cha mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi uống vắc-xin Rota?
- Phát hiện tuyệt vời: Ăn rau khoai lang giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
- Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tiêu chảy cấp do Vi-rút Rota gây ra ở trẻ nhỏ
- Hiểu đúng về cúm mùa và các biện pháp phòng ngừa
- Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
- Bộ Y tế Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động
- TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA
- Thông tư số 22/2024/TTBGDĐT ngày 10/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
Công khai kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129310
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289
02373.742.289