Lưu ý để không mua thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
Đăng lúc: 07:12:07 23/04/2025 (GMT+7)
Bộ Y tế
Lưu ý để không mua thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
Bộ Y tế |
Trước thực trạng ngày càng gia tăng tình trạng buôn bán thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng, Bộ Y tế đã phát đi khuyến cáo mạnh mẽ, kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng tránh.
Trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) giả mạo được phát hiện, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm giúp người dân nhận biết và phòng tránh.
Mua thuốc – Tuyệt đối không chủ quan
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ nên mua thuốc tại các cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động, địa chỉ rõ ràng. Tuyệt đối không mua thuốc từ các nguồn không xác thực như chợ, hàng rong, qua mạng xã hội hay các buổi livestream bán hàng.
Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm: bao bì cần còn nguyên vẹn, không rách nát hay có dấu hiệu bị chỉnh sửa. Các thông tin như tên thuốc, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số đăng ký và tên nhà sản xuất cần được in rõ ràng và đầy đủ.
Việc so sánh sản phẩm với thuốc chính hãng, sử dụng ứng dụng quét mã vạch hoặc mã QR để xác minh thông tin cũng là một biện pháp cần thiết. Ngoài ra, người dân nên yêu cầu hóa đơn khi mua thuốc để làm cơ sở khiếu nại trong trường hợp phát hiện hàng giả.
Đặc biệt, từ ngày 1/7 tới, thuốc chỉ được phép bán trực tuyến qua các trang web đã được Bộ Y tế cấp phép. Người dân không nên mua thuốc qua mạng xã hội hay từ người bán không rõ danh tính.
Cảnh giác với thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm bổ sung
Cùng với thuốc giả, thực phẩm chức năng giả mạo cũng là một vấn nạn đáng lo ngại. Bộ Y tế lưu ý người dân không nên tin vào các quảng cáo sai sự thật như "chữa khỏi hoàn toàn", "hiệu quả chỉ sau vài ngày", hay "bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên". Những quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để tạo niềm tin cũng cần được đặt dấu hỏi lớn.
Mỗi sản phẩm TPBVSK phải ghi rõ ràng: tên sản phẩm, thành phần, định lượng, hướng dẫn sử dụng, thông tin sản xuất và cảnh báo (nếu có). Đặc biệt, phải có cụm từ “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Để kiểm tra độ tin cậy, người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin sản phẩm tại các trang web chính thức như:
https://vfa.gov.vn
https://dav.gov.vn
https://dichvucong.moh.gov.vn
https://congkhaiyte.moh.gov.vn
Bộ Y tế kêu gọi sự hợp tác của toàn dân trong việc nói không với thuốc giả, thực phẩm giả để bảo vệ sức khỏe chính mình và cộng đồng. Việc cảnh giác và lựa chọn đúng nơi mua hàng không chỉ là bảo vệ bản thân mà còn góp phần ngăn chặn vấn nạn nhức nhối trong ngành y dược hiện nay.
Tin khác
- Lưu ý để không mua thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
- Bệnh cúm: Những điều cần biết
- Cúm – bệnh phổ biến nhưng không thể chủ quan
- Hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm
- 10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
- Sởi ủ bệnh như thế nào?
- Cha mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi uống vắc-xin Rota?
- Phát hiện tuyệt vời: Ăn rau khoai lang giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
- Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tiêu chảy cấp do Vi-rút Rota gây ra ở trẻ nhỏ
- Hiểu đúng về cúm mùa và các biện pháp phòng ngừa
Công khai kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129310
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289
02373.742.289